Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Nên tự điều trị ho gà tại nhà bằng thuốc kháng sinh không?

Là một trong những bệnh dễ lây lan và có thể gây chết người, hãy thực sự cảnh giác với bệnh ho gà, đặc biệt khi bạn có con nhỏ.



Như đã biết, triệu chứng trong giai đoạn đầu mắc bệnh ho gà khá giống với cảm lạnh, bao gồm: Chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho tiến triển và đặc biệt có thể kéo dài nhiều tuần. Nguy hiểm hơn nữa là cho tới nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh ho gà và bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp.

Phòng bệnh ho gà tốt nhất là tiêm phòng vaccine. Hiện nay, vaccine ho gà đang sử dụng tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) có thành phần ho gà toàn tế bào, để tiêm chủng 3 liều cơ bản cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Ngoài ra, chương trình cũng sử dụng vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) để tiêm chủng nhắc lại cho trẻ khi trẻ 18 tháng tuổi từ năm 2011 đến nay.

Tuy nhiên, vaccine chống ho gà không hẳn có hiệu lực lâu dài. Phần lớn những người lớn bị ho gà đã từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh này khi còn bé. Tuy những người này có thể triệu chứng không nặng, họ vẫn lây truyền bệnh cho người thiếu miễn nhiễm xung quanh.

Để điều trị ho gà, bệnh nhân thường được dùng thuốc kháng sinh (như Erythromycin, Azithromycin, Co-Trimoxazole) 3 - 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Nếu uống thuốc ngay sau khi nhiễm bệnh (từ 1 - 2 tuần) có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho gà và giảm thời gian bị bệnh. Bệnh nhân thường được kê đơn Erythromycin trong 14 ngày. Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy (41% bệnh nhân gặp các triệu chứng này).

Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Cochrane đã đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc điều trị bệnh ho gà và thuốc kháng sinh ở trẻ em và người trưởng thành. Theo đó, thuốc kháng sinh không có hiệu quả khi điều trị các ca bệnh ho gà thứ phát và có nhiều tác dụng phụ.

Một nghiên cứu tổng hợp khác khác cũng phát hiện ra rằng thuốc kháng histamine, tiêm globulin miễn dịch chống ho gà và Salbutamol (một loại thuốc làm giãn đường hô hấp và làm tăng lưu lượng không khí vào phổi, giúp dễ thở hơn) không làm giảm số lượng các cơn ho ở bệnh nhân ho gà. Bệnh nhân được tiêm globulin miễn dịch chống ho gà cũng không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn gặp tác dụng phụ như: Đi ngoài phân lỏng, đau và sưng tấy vùng da xung quanh vị trí tiêm.

Chính vì vậy, cần tham vấn bác sỹ, dược sỹ kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp điều trị ho gà. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi thấy những triệu chứng ho, sốt hay chảy nước mũi.

Phòng ngừa bệnh ho gà

Ho gà lây lan qua ho và hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi với người khác, sau đó họ hít phải vi khuẩn ho gà. Thực hành vệ sinh tốt luôn được khuyến cáo để dự phòng sự lây lan của bệnh lý đường hô hấp này: Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi; Bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác; Nếu bạn không có khăn giấy, thì ho hoặc hắt hơn vào tay áo trên hoặc khuỷu tay của bạn, không ho hoặc hắt hơn vào bàn tay; Rửa bàn tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 30 giây...

Ngoài ra, bạn có thể tham vấn bác sỹ để sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch như: ImmuneGamma, Delta-Immune, Probiotics...

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Các loại thực phẩm không nên ăn khi mắc thủy đậu

Nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khi đang mắc bệnh thủy đậu, nếu không nó có thể kích thích vết loét hay làm cho bạn thấy khó chịu.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây đặc trưng bởi một phát ban ngứa, sốt cao, nhức đầu và ho khan. Ngoài các yếu tố ảnh hưởng khác, sự tiến triển của bệnh thủy đậu có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, do đó điều quan trọng là nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khi đang mắc bệnh thủy đậu. Một số loại thực phẩm sẽ kích thích các vết loét, chậm liền vết thương hoặc làm cho bạn cảm thấy khó chịu và bệnh trở nặng hơn.

Ảnh minh họa


1. Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Thịt, và các thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo, nên tránh khi bạn có thủy đậu.

Những loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa có thể gây viêm, làm cho việc chữa lành phát ban xấu đi hoặc chậm lành hơn. Nếu bạn thích ăn kem, nên chọn sữa chua ít chất béo đông lạnh hoặc kem ít chất béo như một sự thay thế.

2. Tránh trái cây họ cam quýt

Các trái cây họ cam quýt không thích hợp khi mụn nước thủy đậu đang mọc lên trong miệng và cổ họng bạn.

Không nên ăn các loại trái cây họ cam quýt hoặc uống nước chanh, cam khi đang mắc thủy đậu. Hàm lượng acid cao trong trái cây họ cam quýt rất có thể gây kích ứng những vết loét, làm chậm lành vết thương và gây đau dữ dội.

3. Tránh thực phẩm cay và mặn

Thức ăn cay và mặn có thể gây kích ứng loét trong miệng và cổ họng và nên tránh khi bạn đang mắc bệnh thủy đậu.

Các thực phẩm bao gồm nước dùng gà muối, nước rau ép pha trộn hoặc bất kỳ loại súp có chứa ớt hoặc gia vị cay. Nếu bạn muốn nhâm nhi một cái gì đó nóng, hãy thử dùng nước rau có ít muối thay cho canh thịt gà hoặc thịt bò.

4. Tránh thực phẩm chứa nguồn Arginine

Arginine, một axit amin, có thể giúp thúc đẩy sự sao chép của virus. Sự sao chép virus có thể thúc đẩy bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Không dùng các thực phẩm có chứa nhiều arginine như chocolate, đậu phộng, hạt cây, hạt, bơ đậu phộng và nho khô.

5. Tránh các chất béo trans (chất béo chuyển hóa)

Nhiều loại thực phẩm chế biến có chứa chất béo trans, một chất béo nhân tạo mà cơ thể con người khó hấp thu, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, chất béo trans có thể làm tăng viêm, và điều này có thể tác động xấu đến bệnh thủy đậu.

Đọc nhãn cẩn thận các thực phẩm để tránh dùng chất béo trans. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm được chế biến hoàn toàn vì đó là những nguồn chính cho các chất béo trans. Một số loại thực phẩm nên tránh bao gồm bánh mì, bánh quy, bánh quy giòn và khoai tây chiên.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Những nguyên nhân nào có thể khiến bạn đột ngột ngất xỉu?

Ngất xỉu là tình trạng mất ý thức thoáng qua, người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh. Bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này để phòng ngừa.


Bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này để phòng ngừa


Ngất do thần kinh phế vị (Vasovagal)


Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngất xỉu và thường gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em. Tình trạng ngất xỉu xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mạnh, chẳng hạn như khi nhìn thấy máu hoặc đau khổ về tình cảm. Kết quả trong việc kích hoạt ngất vasovagal là sự mất ý thức ngắn gây ra bởi sự giảm đột ngột nhịp tim và huyết áp, giảm lưu lượng máu đến não.

Hạ huyết áp tư thế


Giảm nhẹ huyết áp ở người bị huyết áp cao do thuốc là tình trạng khá phổ biến. Điều này thường xảy ra khi người bệnh dùng thuốc quá liều hơn khuyến cáo, gây hạ huyết áp đột ngột và dẫn đến ngất xỉu. Bên cạnh đó, tình trạng hạ huyết áp tư thế (huyết áp giảm xuống khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng) cũng khiến lưu lượng máu đến não bị chậm lại, dẫn đến hạ huyết áp và ngất xỉu.

Loạn nhịp tim


Nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây ngất xỉu là sự thay đổi nhịp tim ở những người bị bệnh tim. Tình trạng này có thể dẫn đến những cơn ngất xỉu liên tục và thường gặp ở người cao tuổi (50 - 60 tuổi). Trong trường hợp này, người bệnh cần sớm tham khảo ý kiến các bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Mẹo nấu ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Rất nhiều mẹo nhỏ giúp bạn tăng giá trị dinh dưỡng cho các bữa ăn ngày tết mà không làm ảnh hưởng tới hương vị.


Các phương pháp đơn giản này sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe trong những ngày Tết khi chế độ ăn uống không điều độ.

Thêm bột nghệ vào món ăn


Nghệ không những là gia vị trong món ăn, mà còn là loại thuốc kháng viêm hiệu quả. Nghệ có nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan, có tính kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động của não bộ. Những công dụng này đặc biệt phát huy hiệu quả trong những ngày lễ tết.

Bạn có thể thêm bột nghệ vào một số món ăn như súp, khoai tây, các món hầm, hoặc dùng để ướp món ăn. Tuy nhiên, hãy cho lượng vừa phải bởi mùi nghệ khá nồng.

Dùng trà thay cho nước lọc hoặc canh


Các loại thảo mộc trong trà chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. Thay vì uống nước lọc hoặc canh trong bữa ăn, bạn hãy dùng trà xanh, trà hoa cúc hoặc trà gừng để tăng thêm dinh dưỡng.

Sử dụng chất ngọt tự nhiên


Các loại bánh kẹo và mứt rất phổ biến trong dịp Tết. Tuy nhiên, đường tinh luyện gây ra một loạt vấn đề sức khỏe như béo phì, sâu răng, tiểu đường.

Bạn có thể thay thế đường bằng một số chất ngọt tự nhiên khác như mật ong nguyên chất (giàu enzym, các axit amin và chất kháng khuẩn), hoặc đường dừa và siro dừa (chỉ số đường huyết thấp và giàu khoáng chất). Ngoài ra, trái cây sấy khô cũng giàu chất xơ, kali và vitamin B, giúp bổ sung năng lượng và giảm căng thẳng.

Sử dụng các loại rau thơm


Nhiều người cho rằng rau thơm là nguyên liệu thứ yếu hoặc chỉ dùng để trang trí. Tuy nhiên, nó giúp tăng hương vị cho món ăn, có giá trị dinh dưỡng cao và rất phong phú như rau mùi, rau húng, thì là, nghệ tươi, gừng. Hãy thêm nhiều rau thơm vào món ăn của bạn, hoặc kết hợp chúng với salad và các món phụ.

Chọn dầu ăn kỹ lưỡng


Dầu ăn giá rẻ khi nấu thường có mùi khó chịu và biến đổi cấu trúc. Thêm vào đó, thay vì mua dầu ăn đựng trong chai nhựa, bạn nên chọn loại chất lượng cao đựng trong chai tối màu. Các loại dầu thích hợp đun nấu ở nhiệt độ cao là dầu dừa hoặc dầu bơ. Dầu olive dùng để đun nấu nhiệt độ trung bình.

Việc sử dụng dầu ăn hợp lý sẽ cung cấp cho cơ thể những chất béo có lợi, nuôi dưỡng não bộ và hệ thống thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện làn da, duy trì hệ thống tim mạch.